16 tháng 5 2019

Chí Lò Vương Ngọa Triều

Năm 1005, vua Lê Đại Hành băng hà. Thái tử Lê Long Việt được chỉ định nối ngôi. Người em là Lê Long Tích khởi binh tranh ngôi với anh. Hai bên giao chiến, Tích thua trận chạy vào nam, thuộc khu vực nước Champa thời bấy giờ, sau đó Tích bị người Champa giết chết. Long Việt lên ngôi, nhưng bị một người em khác là Lê Long Đỉnh (Đỉnh còn có tên khác là Lê Chí Trung, cũng lại “Chí”) cho người thuốc chết; cướp ngôi vua.

Sử ký ghi lại, Đỉnh rất tàn ác, đã sai lính bắt trói và chôn những người đã từng chống đối ông xuống bờ sông lúc thủy triều rút xuống. Đỉnh hạ lệnh là chỉ chôn đến ngực, để khi triều dâng, nhưng người này bị chết từ từ trong kinh hoàng và đau đớn.

Sau này Đỉnh bị bệnh trĩ, không ngồi được, nên sai người khiêng luôn cái giường ra để Đỉnh nằm nghe tấu trình và phán định công việc triều chính (có sách lại nói rằng, Đỉnh không ngồi dậy được vì hoang dâm quá độ). Trong lịch sử Việt nam, chỉ có Đỉnh là nằm thiết triều, nên dân gian đặt tên ông là vua Lê Ngọa Triều.

Long Đỉnh làm vua được 4 năm thì mất. Lý Thái Tổ lên ngôi, mở đầu triều đại Nhà Lý, một thời kỳ thịnh trị trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử và cũng là duy nhất, lấy công làm thủ, đại tướng Lý Thường Kiệt đã đem quân nam đánh bại các quân Tống đang đồn trú ở hai tỉnh biên giới phía Bắc Việt nam, phá vỡ kế hoạch xâm lăng Đại Việt.

Lịch sử có vẻ tái diễn sau 1000 năm ở Đông-Lào, lần này là sau khi Tấn Dung thất thế chạy vào miền Nam (xưa thuộc nước Champa). Đại Quàng lên ngôi, nhưng không bao lâu thì bị trúng độc mà chết. Lu Trong thay Đại Quàng, lên ngôi tước hiệu là Lu Trong Vương. Khác với Long Đỉnh, người đã dùng thủy hình với những kẻ không theo ông ta, Lu Vương dùng hỏa hình, các quan lại trước đây không phò Lu Vương, lần lượt bị đưa vào “lò”.

Thắng thế ở phương bắc, Lu Vương cùng bộ hạ trực chỉ vào nam, vào cứ địa của Tấn Dung, bất ngờ bị té quỵ, phải nằm trong phòng kín. Khoảng 2 tuần sau, Lu Vương đã tỉnh dậy, cũng giống như Long Đỉnh, Lu Vương chỉ huy việc “hỏa hình”, đốt “lò” từ giường bệnh của mình.

Sau một tháng, Lu Vương đã tỉnh hẳn, tiếp tục dụng hỏa hình, đưa vào “lò” các quan lại không cùng phe cánh. Cao tuổi và vừa tỉnh dậy sau trận đột quỵ, nên khi thiết triều, Lu Vương phải dùng dây để buộc mình vào ghế cho an toàn. Một dụng cụ đặt biệt được các ngự y đeo vào tay Lu Vương có tác dụng phòng độc.

Triều đại của Lu Vương, các quan lại kẻ thì bị trúng độc, người thì bị đưa vào “lò”, kẻ thì trốn chạy qua các nước Tây phương. Dù vậy, Lu Vương bất chấp tuổi cao, trọng bệnh, quyết chí đốt “lò” cho bằng được. “Củi” tươi hay khô gì, đốt được là Lu Vương cho vào “lò” tất, nên dân gian đặt tên là Chí-Lò Vương, hay ngắn gọn hơn: Lò Vương.

Nguyên Đại
16 Tháng Năm 2019

Đã đăng trên :
Báo Tiếng Dân

Tiếng Dân Facebook


04 tháng 5 2019

Biếm: Học sinh lớp Hai tả miếu thờ "đứt thánh" và quốc tang

Tập làm văn lớp Hai [có nhiều "lỗi" chính tả]

Đề
Em hãy tả cảnh một ngôi miếu gần nhà

Bài làm

"Đứt thánh" trong bài văn
của một học sinh lớp Hai
Hôm nay chị em dẫn em đi tới một cái miếu gần nhà em. Em và bạn em hay gọi là miếu tàu, vì chính giữa có thờ một ông gì mặt đỏ mà râu dài, bạn em nói là ông Quan công, vì ổng không nghe lời nên bị chết, rồi anh em của ổng chết luôn. Không hiểu sao hôm nay có nhiều người đến thăm miếu, sắp hàng dài thiệt là dài.

Em thấy có một bàn thờ, có để tên là đức thánh trần trên bàn thờ có đặt bảng tên như mấy cái để trên bàn của mấy ông công an. 

Trên bàn thờ có hình một ông bị hói đầu, da mặt thì trắng hồng, còn môi thì đỏ như son như mấy chị ở gần nhà em. Em hỏi chị em ổng là ai, chị nói là ông trần đại quang, ổng giỏi lắm nhưng chết queo rồi vì cái gì… vi-rúc lạ. Em không biết “rúc lạ” là cái gì, để mai đi học em hỏi thằng beo, thằng đó cái gì nó cũng biết.

Rồi chị em nói thêm, nhưng có người nói không phải, đó là tượng của ông Vỏ nguyên giáp, còn thầy của tao thì nói giống mấy tên họn quan. 

Em hỏi chị em, họn quan là gì, chị em nói là mấy người bị cắt chim, rồi đưa vào nhà mấy ông vua, giúp việc cho dợ của ổng. Em hỏi chị em, ủa dậy là ông vỏ nguyên giáp bị cắt chim à. 

Chị em nói chỉ cũng không biết, nhưng chắc là dậy, vì đầu tiên thì ổng đi làm tướng, sau đó ổng chuyển sang làm cái gì đặt dòng cho mấy bà, chắc nếu không bị cắt chim thì làm sao ổng làm được.

Rồi chị em nói là: có người khác nói là hình đó là hình của ông tướng gì ghê lắm tên là đổ bá tị. Em hỏi chị em, nhưng mà em coi trên ti-di thấy ông tỵ mặt đen mà, chị em nói thì lúc lên bàn thờ họ vẻ trắng lại cho nó đẹp. Em hỏi chị, dậy ổng có bị cắt chim không, chị nói chị không biết, nhưng hồi xưa thì ổng đi quýnh lộn, sau đó ổng vô cái gì quốc hội. 
Bàn thờ "đứt thánh"
trong bài văn của một học sinh


Em hỏi, quốc hội là chỗ gì, chị nói là chổ người ta cải lộn, nhưng thầy chị nói thỉnh thoảng mới cải thôi, còn lộn thì nhiều. Em hỏi, dậy ông tị quýnh lộn mà vô đó làm chi, chị nói mày nhiều chiện quá, miễn có lộn là được, để ngày mai em hỏi thằng beo nữa.

Rồi thì em thấy người ta bỏ lên trên bàn thờ đó một bảng tên nữa, em đọc là lê đứt anh. Em hỏi chị em, ủa sao thêm tên nữa, chị nói ông này cũng là tướng quýnh lộn, nhưng ổng ra lệnh lộn nên lính của ổng bị chết, nên người ta đưa lên luôn, mày không coi ti-di à, hôm qua người ta làm đám tang cho ổng đó. 

Em cải lại, có mà, hôm qua em có coi ti-di nhưng thấy nhiều người cười quá, nên em tưởng là đám cưới, em chờ coi hình cô dâu, nhưng không thấy, chỉ thấy có một bà lớn tuổi mặc áo đen thôi. Chị nói, không phải, bà đó là bà Ngân, người ta đọc lộn bả là chủ tịch nước. Em nghỉ cái bàn thờ này sao nhiều người lộn. 

Em hỏi chị, tại sao em thấy có một ông bịt đầu bằng khăn màu đen, giống mấy người nin-ja quá, chị nói có lẻ vì cha ổng là tướng uýnh lộn, nên ông đeo lộn khăn cho nó hợp. Em hỏi chị, thằng beo bạn em, nó uýnh lộn hay lắm, nó có được lên đây không, chị em cười to, rồi nói đây là bàn thờ của người lớn, thằng beo là con nít mà…

Em lại thấy một bàn thờ nữa, có bảng tên, em đọc là đức thánh Nguyễn, nhưng em không thấy hình, chỉ thấy ba khuôn hình phủ vải màu đen. Em hỏi chị tiếp, chị nói, mấy người này chưa chết, họ làm sẳn, mai mốt chết rồi bỏ lên luôn, nghe nói là có ông Trọng chi đó chuẩn bị lên. Em hỏi, còn hai cái khung hình kia, chị nói chắc một cái để là để cho ông Phúc, một cái cho bà Ngân. Rồi thì em mắc tiểu quá, em nói với chị là em phải đi tiểu, chị nói em phải đi nhanh.

Em vào nhà vệ sinh, thấy nhiều người lắm, ai cũng cười nói to thiệt là to. Rồi em đi ra ngoài, em gặp ông bảo vệ, ổng nói, thằng nhỏ mày đứng đây rồi ổng đưa cho em một cái khăn quàng đỏ bảo em đeo vô, rồi thêm một cái khung hình nữa bảo em cầm đứng đây. 
Đám tang của Lê Đức Anh

Em thấy trong hình có một ông đội mũ cười cười, một mắt nheo nheo. Một lát, em đưa hình cho thằng bạn đứng gần bên, em nói xạo với nó là em phải đi toi-lét, rồi thì em chạy u về nhà. Em muốn rủ thằng beo, chia phe uýnh lộn.

Mở ngoặc, em viết bài này không biết thầy giáo cho mấy điểm, nhưng em không sợ, vì em biết thầy Linh của em thích nựng con nít lắm, ổng còn dạy, nên có gì em sẽ rủ bạn em đi xin điểm cho em.

Dạ em tên là Lê bảo Cò, mấy thằng bạn em nó hay chọc em là: lò bị cê. Em rủ thằng beo đi uýnh tụi nó.

Nguyên Đại "sưu tầm"
4 Tháng Năm 2019

Đã đăng trên:
Báo Tiếng Dân

Tiếng Dân Facebook

Đã đọc trên YouTube:
Vietlive tv 5/5/19