Bài thứ nhất:
GIA PHẢ
Quê hương gốc tích ngàn năm
Sao nhìn gia phả…Ôi, toàn câu kinh?!
Ông tôi đi lính triều đình
Giáo gươm thất thủ nơi thành quách xưa!
Ông tôi đi lính triều đình
Giáo gươm thất thủ nơi thành quách xưa!
Cha tôi kháng chiến đánh Chà
Tầm vông gãy dưới chiến xa năm nào!
Anh tôi áo trận hoa màu
Tầm vông gãy dưới chiến xa năm nào!
Anh tôi áo trận hoa màu
Một ngày con khóc vợ đau mất chồng!
Tôi! Sinh viên dở học hành
AK, nón cối – chiến trường Cao-Miên!
Chừng nào xứ Việt bình yên?
Tôi ngu ngơ hỏi hoài trên xác người…
Nguyễn Tất Nhiên viết bài này vào tháng 4-1980, mấy vần lục bát đượm nỗi đau. Cuộc chiến nào, người lính, và gia đình của họ, vẫn là những người mất mát…thua thiệt.
Tôi! Sinh viên dở học hành
AK, nón cối – chiến trường Cao-Miên!
Chừng nào xứ Việt bình yên?
Tôi ngu ngơ hỏi hoài trên xác người…
Nguyễn Tất Nhiên viết bài này vào tháng 4-1980, mấy vần lục bát đượm nỗi đau. Cuộc chiến nào, người lính, và gia đình của họ, vẫn là những người mất mát…thua thiệt.
Triều đình nhà Nguyễn ngạo mạn, không chịu cải cách, không canh tân xứ sở như Minh Trị của Nhật Bản, không hóa giải được xâm lược thực dân như vương triều Thái Lan, “ông tôi” đã dùng giáo gươm để tự vệ với đạn pháo, và thất thủ. Rồi “cha tôi” đi lính chống lại những binh đoàn lê-dương, những tầm vông gãy gục trước họng súng chiến xa.
Tiếp nối, người cộng sản nhất định “giải phóng miền Nam”, thanh niên miền Bắc “sinh Bắc tử Nam”, anh tôi “áo trận hoa màu” tử trận, con khóc, vợ đau.
Và thì, nghĩa vụ “quốc tế”, mười năm trên đất Cao-Miên, “tôi”, bạn tôi, những người thuộc thế hệ tôi, đeo súng AK, đội nón cối, xông qua bãi mìn của “đồng chí” Pol pot Ieng Sary…
Nước Việt triền miên trong chiến tranh hơn nửa thế kỷ, gia phả là lời kinh khổ, là ký sự buồn của những người lính.
Nếu "Gia phả" của Nguyễn Tất Nhiên, không có hình bóng của người phụ nữ, thì “Mẹ ta trả nhớ về không” của Đỗ Trung Quân lại chỉ viết về phụ nữ: “Mẹ Ta”
Ngày xưa chào mẹ, ta đi
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về ta khóc, mẹ cười…lạ không?
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về ta khóc, mẹ cười…lạ không?
“Ông ai thế? Tôi chào ông!”
Mẹ ta trí nhớ về…mênh mông rồi
“Ông có gặp thằng con tôi?
Hao hao tôi nhớ nó người…như ông”
Mẹ ta trí nhớ về…mênh mông rồi
“Ông có gặp thằng con tôi?
Hao hao tôi nhớ nó người…như ông”
Mẹ ta trở nhớ về không
Trả trăm năm lại, bụi hồng…rồi đi
Trả trăm năm lại, bụi hồng…rồi đi
Nỗi đau biệt ly của hầu như mọi gia đình trong ngày ấy những tháng năm, xa chồng, xa con…Một đời cưu mang, một đời sóng nổi. Ngày ta về nhìn mẹ, như ăn năn, như ân hận, ta khóc…mẹ ta cười. Trăm năm một kiếp người, như có…rồi không, như còn như mất.
Thương mẹ, một kiếp người dãi dầu, chịu đựng, hy sinh. Mừng cho mẹ, trả được nhớ về không, để cuối đời nhẹ nhàng…như bụi hồng trên con đường đất đỏ có từng chuyến xe qua. Có chuyến thiết vận ì ùng súng đạn, có chuyến xe lam con cá, bó rau chiều.
Thương mẹ, một kiếp người dãi dầu, chịu đựng, hy sinh. Mừng cho mẹ, trả được nhớ về không, để cuối đời nhẹ nhàng…như bụi hồng trên con đường đất đỏ có từng chuyến xe qua. Có chuyến thiết vận ì ùng súng đạn, có chuyến xe lam con cá, bó rau chiều.
Mẹ về! Cát…bụi hồng trần… rồi qua.
“Gia Phả” là bài thơ đầu tiên trong tập “Thơ Nguyễn Tất Nhiên” xuất bản ở Cali năm 1982. “Mẹ ta trả nhớ về không” là đề bài thi thử cho học sinh phổ thông trung học năm 2022.
Nguyên Đại
14 Tháng Mười Một 2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét